trang chủ | Giới thiệu | album | Liên hệ
nguyen the nhan

Nguyễn Thế Nhân

Địa chỉ thường trú : Quận Gò Vấp – HCMC – Vietnam
Nghề nghiệp : Họa sĩ
Cellphone : 0903909623
Nghệ sỹ tranh cát động Việt Nam

Ablum ảnh

Kịch Âm Binh

28-12-2012 11:41:11 | Xem 1.866

Tranh cát – Vào những năm 1984 – 1985 vở “Nhân danh công lý”, “Tôi và chúng ta” tác giả: Lưu Quang Vũ, đạo diễn : Doãn Hoàng Giang đã gây được tiếng vang lớn cho sân khấu kịch nói VN

Nghệ thuật nước ta đang phải chống đỡ với những thể loại ca nhạc thị trường, ca nhạc teen,.. với những ca từ yêu đương, đau khổ, chia tay với ca từ thô mộc, nhạt nhẽo.
 
Thị trường phim ảnh, sân khấu cũng lẩn quẩn với những đề tài tình tiền, ma quỷ kinh dị… Trong bối cảnh ấy sự xuất hiện vở kịch “Âm Binh” trong liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2012 là “cơn địa chấn” nhỏ trong tình hình trì trệ của ngành giải trí này.
 
Có lẽ đây là lần đầu tiên ở Việt Nam cũng như trên thế giới mà sự kết hợp giữa các loại hình : hội họa (ở đây là Tranh Cát Động) với âm nhạc và diễn xuất của diễn viên đã thành công trong việc tạo cho người xem những xúc cảm đặc biệt. Điều đáng nói là với tên gọi “Âm Binh” nghe có vẻ hơi hướng thị trường, nhưng tư tưởng xuyên suốt vở kịch lại đề cập đến vấn đề chông gai đó là góc nhìn cuộc chiến, những hệ lụy mấy chục năm mà hai miền đất nước đã trải qua.
 
Câu chuyện trong Âm binh là câu chuyện về nghĩa tình, về giá trị văn hóa Việt. Cốt truyện không có gì mới, bởi đó là một hiện thực đôi khi vẫn xảy ra trong cuộc chiến khi mà những người trực tiếp cầm súng ở hai chiến tuyến đều cùng chung một dòng máu, nhưng cách hành xử theo sự mách bảo của trái tim hơn là lý trí, đã vô hình trung trở thành một sợi dây nối kết số phận của họ vào với nhau, cùng biến chuyển theo chiều dài lịch sử nhiều chục năm sau. Đây là một vở kịch mà giá trị không nằm ở sự mới lạ, ly kỳ của cốt truyện mà là ở những chi tiết hàm chứa những thông điệp được sắp xếp một cách chặt chẽ, tinh tế.
 
Vở kịch cũng đề cập đến vấn đề thời sự hết sức “nhạy cảm”: đất đai, đền bù giải tỏa.

Không đao to búa lớn, chẳng lên lớp dạy đời, chỉ với hình thức tâm sự kể chuyện dung dị rất đời, chỉ với 3 diễn xuất của 3 diễn viên và nhân vật “Gốc Phi Lao Già Trên Cát” chứng nhân lịch sử với lối diễn xuất bằng tay.Từ khi mở màn cho đến lúc kết thúc vở diễn, suốt chiều dài câu chuyện mấy chục năm bàng bạc đó đây sự hiện diện của cát, cát và cát. Một lần nữa những hạt cát vô tri bỗng hóa thân vào những khóc cười góp phần dẫn dắt người xem suốt mạch kể về thân phận mỗi nhân vật vở diễn, cũng là nỗi niềm đớn đau mất mát của cả một dân tộc sau nhiều chục năm cuộc chiến đã đi qua mà vết thương đó đây vẫn còn rỉ máu.
 
Vở diễn khép lại với hình ảnh chọi lọi của vầng dương chiếu rọi tương lai lên miền cát trắng  một thời máu lửa thương đau, những tia nắng cũng vỗ yên những gào thét của những oan hồn, những “Âm Binh” trong lòng đất, giờ đã trở lại bình yên .
 
Vở kịch lấy bối cảnh ở một làng cát miền Trung vào mùa hè đỏ lửa 1972 – cũng chính là quê hương của tác giả
 
Qua sự giới thiệu của nghệ sĩ Trí Đức, tôi đã nhận lời mời từ BGĐ Nhà Hát Thế Giới Trẻ tham gia vở kịch Âm Binh. Thật không uổng để có những phút giây thăng hoa cùng cảm xúc!
 
Hình ảnh giao lưu với khán giả sau các đêm diễn: 












 Video clip tranh cat trích đoạn mở màn vở diễn :