Hằng năm vào ngày rằm tháng bảy Âm lịch (15/7 AL) người Việt lại tổ chức lễ Vu Lan để báo hiếu với cha mẹ, tỏ lòng tri ân thành kính với bậc sinh thành
Chúng ta cùng tìm hiểu về ngày lễ này . Chữ "Vu Lan" là cách gọi ngắn của từ "Vu Lan Bồn" (盂蘭盆), được chuyển tự thành từ “ullambhana” trong tiếng Phạn với nghĩa là “sự giải thoát”, chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở địa ngục.
Trong dịp này không chỉ Phật tử mà hầu như theo truyền thống Đại Lễ Vu Lan không chỉ thu hút sự quan tâm của Phật tử, mà còn là một ngày lễ quan trọng đối với tất cả người dân Việt .
Lễ Vu Lan là dịp mọi người hướng tới sự thanh thản , an yên. Trong không khí trang nghiêm của ngày lễ, người ta thể hiện lòng tri ân với ông bà cha mẹ, ông bà tổ tiên. Cũng là dịp để nhìn lại quá khứ và cảm nhận tình yêu thương, sự hy sinh vô điều kiện của cha mẹ với con cái. Lễ còn tạo sự cảm thông gắn kết giữa các thế hệ trong anh em, dòng họ, cộng đồng.
Bằng hình thức vẽ tranh cát nghệ thuật , hoạ sỹ Nguyễn Thế Nhân đã kể câu chuyện mà Mục Kiền Liên một đại đệ tử của Phật trong quá trình cứu mẹ của ngài thoát khỏi địa ngục về cảnh giới an lành. Quí vị cùng xem và cảm nhận hình thức kể chuyện của loại hình tranh cát động này.
Nguyễn Thế Nhân được Viện Kỷ lục Việt Nam xác lập là Hoạ sỹ- Nghệ sỹ sáng tạo và biểu diễn nhiều tranh cát về chủ đề lịch sử và văn hóa nhiều nhất Việt Nam.
Điều đặc biệt là Viện Kỷ lục Việt Nam đã quyết định miễn phí hoàn toàn việc xác lập kỷ lục cho Nghệ sĩ, hoạ sĩ-Kỷ lục gia...